Breaking News
Loading...
Discriptopn For Image
Discriptopn For Image
Discriptopn For Image
Discriptopn For Image
Discriptopn For Image

New Design

Gallery

Post By Leable List

Recent Post

Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2014
Thương hiệu mạnh cho Đà Nẵng

Thương hiệu mạnh cho Đà Nẵng

Ngày 26-11, tại thành phố Fukuoka, Nhật Bản, Tổ chức Định cư con người Liên Hiệp Quốc tại châu Á (UN Habitat châu Á) trao tặng thành phố Đà Nẵng giải thưởng “Phong cảnh thành phố châu Á năm 2013”. Đà Nẵng và Hội An là 2 thành phố của Việt Nam vinh dự nhận giải thưởng này.

Từ tháng 9-2013, thông qua tổ chức UN Habitat Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu Đô thị châu Á của thành phố Fukuoka (Nhật Bản), Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng và Sở Tài nguyên-Môi trường gửi hồ sơ tham gia đăng ký giải thưởng “Phong cảnh thành phố châu Á năm 2013”.
Giải thưởng “Phong cảnh thành phố châu Á” nhằm vinh danh những thành phố, vùng miền, dự án… được xem là điển hình trong kiến thiết cảnh quan. Với chủ đề “Thành phố, niềm tự hào của người dân”, UN Habitat xét thưởng dựa trên các tiêu chí đánh giá qua 5 nội dung chính: Sự kết hợp hài hòa giữa môi trường địa phương và môi trường khu vực để đánh giá sự liên kết hài hòa với môi trường sinh thái và nền tảng nhân văn của thành phố. Tiêu chí an toàn, thuận tiện và bền vững thông qua đánh giá mức độ an toàn, an ninh và thoải mái (an toàn và tiện nghi) và bền vững của thành phố.
Tiêu chí tôn trọng văn hóa và lịch sử của địa phương và khu vực với việc xem xét sự kết hợp của thành phố với quang cảnh đường phố địa phương và phong cách sống (tính liên tục), sự hài hòa với lịch sử và văn hóa truyền thống địa phương. Tiêu chí chất lượng thẩm mỹ cao, đánh giá sự sáng tạo và sự hoàn chỉnh ở mức độ cao của thành phố. Tiêu chí về những đóng góp cho phát triển địa phương, khả năng trở thành điển hình cho các thành phố khác thể hiện qua đánh giá sự công nhận người dân địa phương đối với thành phố và đóng góp của thành phố vào sự phát triển của địa phương. Kèm theo đó, tiêu chí này cũng đánh giá khả năng trở thành điển hình cho các dự án xây dựng cảnh quan và đô thị khác của thành phố.
Được biết, UN Habitat có đại diện tại Việt Nam để triển khai các chương trình hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh, xây dựng và phát triển thành phố sinh thái. Trong đó, đối với sự phát triển liên minh các đô thị, tổ chức tập trung vào hoạt động nâng cao năng lực, đánh giá đô thị hóa, nâng cấp đô thị…
UN Habitat tại Việt Nam đã phối hợp với UBND thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam tổ chức “Diễn đàn tăng trưởng xanh” kể từ tháng 6-2013. Trước đó, tháng 4-2013, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế-xã hội thành phố Đà Nẵng phối hợp với UN Habitat triển khai nghiên cứu “Sáng kiến chiến lược hướng đến tăng trưởng xanh trong chiến lược phát triển thành phố Đà Nẵng”, mở đường cho việc xây dựng “Chiến lược phát triển thành phố Đà Nẵng hướng đến tăng trưởng xanh”. Bà Juhuyn Lee, chuyên gia đô thị UN Habitat, tư vấn chương trình tại Đà Nẵng, đưa ra nhận định: “Tăng trưởng xanh là con đường ngắn nhất hướng tới sự phát triển kinh tế bền vững. Trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2025, Đà Nẵng là trung tâm kinh tế-xã hội, giao thông vận tải, du lịch, dịch vụ, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ cao. Để đạt được điều này, Đà Nẵng nên phát triển công nghiệp, dịch vụ giá trị gia tăng cao để tạo động lực tăng trưởng mới cho thành phố; đồng thời khai thác và sử dụng đất hiệu quả trong quá trình đô thị hóa cũng như phát triển môi trường sống sạch và chất lượng cao, có khả năng ứng phó với thiên tai...”.
Qua sự kiện thành phố nhận Giải thưởng “Phong cảnh thành phố châu Á”, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Tuấn bày tỏ phấn khởi bởi giải được trao từ tổ chức UN Habitat rất có uy tín trên toàn cầu. Cùng với giải thưởng “Thành phố bền vững về môi trường ASEAN năm 2011”, giải thưởng lần này thêm một lần nữa ghi nhận những nỗ lực trong những năm qua của chính quyền và nhân dân thành phố Đà Nẵng trong việc xây dựng Đà Nẵng trở thành thành phố môi trường, thành phố đáng sống, là trung tâm của sự phát triển. Đây thực sự thương hiệu mạnh cho Đà Nẵng trong hội nhập và phát triển.
Nhiều hoạt động mới lạ, hấp dẫn

Nhiều hoạt động mới lạ, hấp dẫn


(ĐNĐT) - Chiều 29-6, tại Công viên Biển Đông đường Phạm Văn Đồng, nhiều nội dung hấp dẫn trong chương trình "Đà Nẵng - Điểm hẹn mùa hè 2013" tiếp tục diễn ra, thu hút sự tham gia của đông đảo người dân và du khách.
Là chương trình thường niên của “Điểm hẹn mùa hè” qua các năm, cuộc thi “Tiếp sức du lịch” dành cho người phục vụ bàn lại tiếp tục thu hút sự tham gia của các nhân viên khách sạn, nhà hàng, quán bar trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. 50 thí sinh (31 nam, 19 nữ) đến từ 20 đơn vị đã đem đến cho khán giả những màn hò reo và hồi hộp từ đầu đến cuối cuộc thi.
Ông Amir Ahmad Mohamad, Tổng quản lý khách sạn Hoàng Anh Gia Lai Plaza Đà Nẵng, Trưởng ban giám khảo cuộc thi, cho biết về nội dung, lộ trình cuộc thi và cách chấm thi cơ bản cũng giống như năm trước. Tuy nhiên, năm nay các thí sinh gặp khó hơn do phần khay đựng nhẹ hơn nên khó cầm, đòi hỏi thí sinh phải vừa có sức khỏe lại phải có kỹ thuật tốt thì kết quả mới cao. Theo đánh giá của ông Amir, tham gia dự thi năm nay, phần đông các thí sinh nữ thực hiện phần thi tốt hơn so với thí sinh nam.
Chiều cùng ngày, hàng chục chiếc xích lô của Đoàn xích lô du lịch Đà Nẵng được trang trí bắt mắt, chở theo nhiều người dân và du khách dạo quanh các con đường đẹp của thành phố từ Phạm Văn Đồng qua Bạch Đằng nhằm quảng bá cho “Điểm hẹn mùa hè 2013” và xúc tiến phát triển ngành du lịch Đà Nẵng trong thời gian tới. Phần diễu hành mô tô với những chiếc xe 2 bánh “khổng lồ” cũng đã tạo nên điểm nhấn đặc biệt trong chương trình hè năm nay.
,
Canô kéo dù lướt trên mặt biển.
Dưới biển cũng sôi nổi với màn trình diễn các môn thể thao biển do Công ty Cổ phần Quê Việt và Công ty Cổ phần du lịch Huy Khánh tổ chức. Nhiều môn thể thao mạo hiểm nhưng không kém phần vui nhộn như: ca nô kéo dù, ca nô kéo chuối, mô tô nước… đã đem đến cho biển Đà Nẵng một không gian đầy sắc màu cả trên bầu trời lẫn dưới nước.
Một màn trình biểu diễn bóng đá nghệ thuật đẹp mắt.
Một màn trình biểu diễn bóng đá nghệ thuật đẹp mắt.
Sôi động nhất là chương trình biểu diễn bóng đá nghệ thuật và X-Games lần đầu tiên góp mặt trong mùa lễ hội biển năm nay. Ngoài các VĐV của Đà Nẵng, chương trình lần này còn có các VĐV đến từ Hà Nội, trong đó nhiều VĐV đoạt giải cao ở các cuộc thi quốc tế.
Đoàn Thanh Tùng (nhóm Nam The Man, Hà Nội), đương kim vô địch bóng đá nghệ thuật Việt Nam năm 2013, cho biết: “Trình diễn bóng đá nghệ thuật và X-Games là bộ môn tuy mới du nhập vào Việt Nam nhưng phát triển khá nhanh. Hy vọng bộ môn này sẽ phát triển ở Đà Nẵng trong thời gian tới nhằm đem đến cho các bạn trẻ một sân chơi lành mạnh và bổ ích”.
Một màn trình biểu diễn bóng đá nghệ thuật đẹp mắt.
Một màn trình biểu diễn bóng đá nghệ thuật đẹp mắt.
Ngoài chương trình bóng đá nghệ thuật với những màn biểu diễn đầy ngẫu hứng và điêu luyện với trái bóng, các VĐV còn đem đến cho khán giả những màn nhào lộn, nhảy trên không đầy sức “quyến rũ”  của trò chơi X-Games với các môn trượt patin, xe đạp địa hình, xe đạp lòng chảo, ván trượt, parkcour (nghệ thuật di chuyển).
Tối nay, tại Công viên Biển Đông, lễ khai mạc “Đà Nẵng - Điểm hẹn mùa hè 2013" chính thức diễn ra. Cùng với đó, nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc như: trình diễn áo tắm, ca nhạc hiện đại sẽ được tổ chức tại sân khấu chính của Công viên Biển Đông. Cùng thời gian này, chương trình diễn xướng hô hát bài chòi sẽ diễn ra tại Lăng Cá Ông (phường Thọ Quang, quận Sơn Trà), đem đến cho khán giả “món ăn” tinh thần hấp dẫn trong mùa lễ hội biển năm nay.
Triển khai nhiều công trình, dự án quy mô lớn

Triển khai nhiều công trình, dự án quy mô lớn


Năm 2014, thành phố Đà Nẵng đã chọn và đầu tư triển khai 10 dự án công trình trọng điểm: Nút giao thông ngã ba Huế, Khu công nghệ cao, bãi đỗ xe ngầm Trung tâm Hành chính thành phố, Sân vận động Hòa Xuân với sức chứa 20.000 chỗ ngồi, Bệnh viện đa khoa Hải Châu, Công viên châu Á, Nhà khách thành phố và các công trình thuộc dự án Đầu tư phát triển bền vững, chương trình nhà ở xã hội. Mức đầu tư phát triển dự kiến thực hiện 27.300 tỷ đồng, tăng 4% so với năm 2013.
Dự án Nút giao thông ngã ba Huế được xác định công trình quan trọng tác động tích cực mọi mặt trong phát triển kinh tế-xã hội của thành phố. Dự án có tổng vốn trên 2.000 tỷ đồng; được xây dựng với quy mô công trình cấp 1, tải trọng thiết kế HL 93 dành cho cầu, chịu được động đất cấp 8 (theo thanh MSK) với tốc độ thiết kế 40-60km/h. Sau khi hoàn thành, Nút giao thông ngã ba Huế sẽ có hình xuyến lập thể với 3 tầng gồm: Tầng mặt đất dành cho các nhánh rẽ đường bộ không giao với đường sắt; cầu vượt tầng 1 là vòng xuyến trên cao gồm 4 làn xe chạy có bề rộng 15m với các nhánh rẽ rộng 16m cho 2 hướng lên xuống; hạng mục cầu vượt tầng 2 cho hướng ưu tiên từ Huế vào trung tâm thành phố Đà Nẵng và ngược lại gồm 4 làn xe chạy có bề rộng cầu là 17m. Công trình dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng vào đầu năm 2015; sẽ giảm thiểu tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông, tăng cường an toàn chạy tàu tuyến đường sắt Bắc-Nam tại vị trí nút giao thông ngã ba Huế; đồng thời tạo điểm nhấn về cảnh quan, kiến trúc cho thành phố Đà Nẵng tại khu vực này.
Dự án bãi đỗ xe ngầm Trung tâm hành chính thành phố được khởi công tháng 1-2014 với tổng kinh phí 150 tỷ đồng. Dự án hoàn thành trong vòng 12 tháng thi công, đáp ứng nhu cầu đỗ xe phục vụ hoạt động của Trung tâm hành chính thành phố. Đây là bãi đỗ xe ngầm hiện đại lần đầu tiên được đầu tư và thi công ở thành phố.
Dự án Khu công nghệ cao (CNC) có tổng vốn đầu tư gần 9.000 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư giai đoạn 1 (2012-2015) gần 3.500 tỷ đồng. Trong giai đoạn đầu, dự án tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật với diện tích 328ha. Cùng với nguồn vốn ngân sách được bố trí theo kế hoạch hằng năm, Ban Quản lý Khu CNC sẽ chủ động tìm kiếm các nguồn vốn để đầu tư như hạ tầng cấp điện, xây dựng Nhà máy xử lý nước thải tập trung, lập các dự án cơ hội để kêu gọi đầu tư như Trung tâm Đào tạo, Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp CNC...
Dự án Sân vận động Hòa Xuân dự kiến hoàn thành trong năm 2014 với kinh phí đầu tư 40 tỷ đồng, với sức chứa 20.000 chỗ ngồi.  
Dự án Công viên châu Á được triển khai tại khu vực công viên nam Đài tưởng niệm, phường Hòa Cường Bắc, quận hải Châu; có tổng diện tích quy hoạch 880.082m2, gồm 763.208m2 mặt đất và 116.874m2 mặt nước; tổng mức đầu tư khoảng 4.000 tỷ đồng với mục tiêu thu hút khoảng 2,5 triệu lượt khách/năm. Khu công viên trò chơi được thiết kế với nhiều loại hình vui chơi giải trí năng động, sôi nổi, các trò chơi mới, mạo hiểm, hiện đại nhất của thế giới nhằm tạo một điểm đến không thể thiếu đối với du khách khi tới Đà Nẵng cũng như đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương... Hiện chủ đầu tư triển khai khu công viên trò chơi và vòng xoay cao 125m.
Năm 2014, thành phố Đà Nẵng cũng xác định tập trung đầu tư phát triển du lịch bền vững để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Việc đầu tư phát triển du lịch hướng vào các dự án như Quần thể du lịch sinh thái Bà Nà - Suối Mơ, Khu phức hợp quốc tế làng Vân, Khu du lịch ven biển Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn, khu Công viên Văn hóa Ngũ Hành Sơn, Công viên châu Á, các dự án cầu tàu và bến du thuyền...
Trung tâm thương mại của vùng

Trung tâm thương mại của vùng



Từ sau ngày giải phóng đến năm 1984, hạ tầng thương mại Đà Nẵng chỉ có chợ Hàn, chợ Cồn là điểm nhấn đáng chú ý. Đến nay, thành phố đã hình thành một hệ thống thương mại gồm 6 trung tâm thương mại (TTTM) tổng hợp, 35 siêu thị chuyên doanh và tổng hợp, 126 đơn vị kinh doanh lớn, 27.000 cửa hàng, cửa hiệu chuyên doanh và 86 chợ truyền thống phân phối trên 20.000 mặt hàng các loại.

Đây được xem là cơ sở hạ tầng thương mại chủ lực của Đà Nẵng với tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2012 toàn thành phố đạt 51.280 tỷ đồng, bằng 101,5% kế hoạch, tăng 19,7% so với năm 2011.

Theo ngành Công thương thành phố, dự kiến năm 2013, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt 60.000 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2012. Hoạt động của các cơ sở thương mại trên thị trường Đà Nẵng dần phát triển theo mô hình hiện đại và đang có sức hút rất lớn đối với những nhà đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ.

Cách đây không lâu, tại Hội thảo Ý tưởng xây dựng Đà Nẵng lần 3, KTS Hoàng Vĩnh Hưng, Phó Chủ nhiệm khoa Quản lý đô thị, ĐH Kiến trúc Hà Nội, đề xuất: “Đà Nẵng cần xác định vị trí để xây dựng các khu TTTM, có thể đó là hai bên sông Hàn để xây dựng tập trung các tòa nhà cao tầng vừa làm văn phòng vừa là trung tâm mua sắm, nơi tập trung các hoạt động kinh doanh buôn bán sôi động. Chính điều đó sẽ tạo ra một diện mạo đô thị xứng tầm Đà Nẵng”.

Để xứng tầm đô thị loại 1, Đà Nẵng đã kêu gọi đầu tư và xây dựng hàng loạt khu phức hợp thương mại đa chức năng mang tầm cỡ cấp quốc tế như Indochina Riverside, Hoàng Anh-Gia Lai Plaza, Vĩnh Trung Plaza… Trong quy hoạch, thành phố sẽ đầu tư phát triển mới 21 TTTM, bách hóa tổng hợp, siêu thị có quy mô lớn phân bố hợp lý ở các quận, huyện như: dự án Tháp đôi Viễn Đông Meridian, Golden Square, Đà Nẵng Center, TTTM Đa Phước, Đại Siêu thị Hùng Vương, Khu phức hợp thương mại dịch vụ cao tầng tại khu đất mặt tiền các đường Hùng Vương - Ngô Gia Tự - Lê Duẩn - Triệu Nữ Vương (quận Hải Châu), dự án Trung tâm mua sắm Đà Nẵng (Thanh Khê), dự án Siêu thị giá rẻ Liên Chiểu, Khu thương mại Ga mới Đà Nẵng (Liên Chiểu), TTTM Thế giới Đà Nẵng- World Trade Center (Sơn Trà), Siêu thị Bắc Mỹ An, TTTM Ngũ Hành Sơn (Ngũ Hành Sơn), TTTM Hòa Cầm, Khu thương mại bến xe trung tâm, Siêu thị Hòa Xuân (Cẩm Lệ), Siêu thị giá rẻ - Khu Công nghệ cao, Siêu thị Túy Loan, Siêu thị Hòa Sơn, Siêu thị quy mô nhỏ Hòa Tiến (Hòa Vang).

Trước yêu cầu của một thành phố du lịch, Đà Nẵng đã hình thành Khu phố đêm Nguyễn Kim và định hướng phát triển một số tuyến phố chuyên doanh Bạch Đằng, Trần Hưng Đạo, Hoàng Sa, Trường Sa, Nguyễn Tất Thành với các dịch vụ: du lịch, nhà hàng, khách sạn, vui chơi giải trí. Đường Nguyễn Văn Linh: dịch vụ tài chính. Đường Lê Duẩn, Phan Châu Trinh, Hùng Vương: phố thời trang; các điểm phân phối, mua bán sản phẩm lưu niệm của thành phố phục vụ khách du lịch tại các khu thương mại và các điểm du lịch. Khu phố buôn bán hàng mỹ nghệ Công viên Văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn.

Đóng góp ý kiến cho Đà Nẵng, KTS Nguyễn Tấn Vạn, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, cũng cho rằng: “Đà Nẵng phải xây dựng để trở thành trung tâm vùng về thương mại bởi lý do: Đà Nẵng có sân bay quốc tế, có cảng biển lớn, có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt tương đối thuận lợi. Muốn kinh tế phát triển bền vững, Đà Nẵng phải trở thành TTTM lớn, có trung tâm tiếp nhận hàng hóa quốc tế và trong nước, trung tâm xử lý hàng hóa và hệ thống phân phối cho miền Trung và cả nước. Đà Nẵng sẽ giàu có hơn khi nó trở thành một trung tâm mua sắm hàng hóa mang thương hiệu Đà Nẵng cho khách du lịch trong và ngoài nước”.

Nhìn lại quá khứ, hạ tầng thương mại Đà Nẵng đã nhanh chóng bước qua vạch xuất phát. Nhìn tới tương lai, Đà Nẵng hoàn toàn có đủ nội lực để sớm biến những định hướng trên thành hiện thực. Đây cũng là niềm mong mỏi của người dân đối với chính quyền địa phương trong nỗ lực xây dựng Đà Nẵng - thành phố đáng sống của Việt Nam.

Main Post

Quick Message
Press Esc to close
Copyright © 2013 chixxuxxu All Right Reserved